Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354684

Bài Tuyên truyền về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Ngày 22/04/2022 10:00:00

UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trên địa bàn huyện. Đài truyền thanh xã xin tuyên truyền một số nội dung về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi như sau:

1. Thông tin về tiêm phòng Covid-19 đợt 1 cho trẻ em từ 9 tuổi đến dưới 12 tuổi bằng vaccine Moderna của đơn vị Nga Văn:
- Đối tượng: Là những trẻ em từ 9 tuổi đến dưới 12 tuổi của Trường Tiểu học và THCS Nga Văn – Gồm các khối lớp 4,5,6.
- Thời gian: Ngày 26/4/2022
- Địa điểm: Trường Tiểu học và THCS Nga Văn
2. Những điều cần biết:
Việc tiêm vaccine COVID-19 là vô cùng cần thiết để phòng bệnh cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đặc biệt, những trẻ đã khỏi COVID-19, trẻ có tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mạn tính... cũng nên được tiêm phòng như người lớn và trẻ lớn, tuy nhiên cần chú ý thận trọng. Chỉ khi các cháu thực sự khoẻ mạnh thì các gia đình hãy đưa con đi tiêm chủng. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19, hoặc mệt mỏi... thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm. Các phụ huynh hãy chia sẻ đầy đủ tình trạng sức khoẻ của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Những trẻ có bệnh lý mạn tính nên được tiêm, song một số trẻ đang có bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính đang phải điều trị thì nên trì hoãn tiêm sau và cần tư vấn của nhân viên y tế để được tiến hành tiêm ngay khi có thể. Ở những trẻ có tiền sử dị ứng thì cần được tư vấn, đánh giá của nhân viên y tế, đặc biệt là các bác sĩ Nhi khoa để có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo quyền lợi được tiêm phòng cho các cháu.Những trẻ này khi tiến hành tiêm và sau tiêm nên được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế.Phụ huynh cũng cần theo dõi sát sao trẻ trong những ngày đầu sau tiêm, khi có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường hoặc biểu hiện bệnh cũ nặng lên cần đến bệnh viện khám và đánh giá ngay.
Những trẻ đã khỏi COVID-19 vẫn nên được tiến hành tiêm chủng, tuy nhiên thời điểm phụ thuộc vào từng cháu cụ thể. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau 03 tháng nhiễm COVID-19, trẻ nên được tiêm phòng. Tuy nhiên tùy tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ của trẻ có thể tiến hành sớm hơn, cần phải được tư vấn cụ thể của các nhân viên y tế trong những trường hợp cụ thể.
3. Trước khi thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, phụ huynh nên theo dõi, phát hiện các dấu hiệu không bình thường của trẻ như: Sốt, các triệu chứng hô hấp (ho, thở nhanh...), đau đầu, nôn... để thông báo cho cán bộ y tế khi thăm khám, đánh giá cho trẻ em trước khi tiêm. Đặc biệt, những cháu bé có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 và/hoặc kèm theo các triệu chứng hô hấp thì nên theo dõi tiếp tại nhà đề phòng trẻ có nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa phát hiện ra, khi đi tiêm phòng có thể lây nhiễm cho trẻ khác.
4. Trong quá trình tiêm và sau khi tiêm cần theo dõi trẻ tại nơi tiêm. Phụ huynh nên phối hợp với nhân viên y tế, các thầy cô giáo theo dõi tình trạng trẻ, đồng thời động viên trẻ, tránh để trẻ lo lắng, mất bình tĩnh. Theo dõi toàn trạng trẻ sau tiêm như: - Thay đổi về tinh thần (kích thích, vật vã, lo lắng...), - Triệu chứng hô hấp (thở nhanh, khó thở, thở rít...), - Nổi vân tím, - Nổi ban ngoài da, - Vã mồ hôi, - Chân tay ẩm lạnh, - Nôn, đau bụng...
5. Các phản ứng sau tiêm thường gặp
- Trẻ sốt sau khi tiêm vaccine COVID-19: Sau khi tiêm trẻ có thể sốt nhưng đa số là mức độ nhẹ. Ở mức độ này, cha mẹ hạn chế lạm dụng hạ sốt và kháng sinh. Vì sốt là biểu hiện của cơ thể đang chống lại các tác nhân lạ (ở đây là vaccine) để sinh ra kháng thể. Sau này, khi con gặp một tác nhân tương tự, cơ thể đã quen và kháng thể có sẵn này sẽ được huy động để tiêu diệt virus. Lưu ý: Nếu trẻ không sốt không có nghĩa là vaccine không có tác dụng mà do cơ thể trẻ em phản ứng khác nhau với tác nhân gây ra sốt. Nếu trẻ sốt cao trên 38,6 độ C mới sử dụng thuốc hạ sốt.
- Đau tại vị trí tiêm: Tại chỗ tiêm sẽ sưng đau nhẹ, phụ huynh chỉ cần chườm ấm, massage nhẹ nhàng vùng tiêm. Nếu sưng nóng đỏ đau kèm hóa mủ khoảng 3-5 ngày cha mẹ cần quan sát và chụp lại gửi bác sĩ để kiểm tra có áp xe vùng tiêm hay không.
- Sưng hạch ở nách: Trẻ có thể bị sưng hạch ở nách cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác ở cổ, trên xương đòn. Đây là hạch phản ứng viêm, sờ sẽ mềm, sưng đau, hạch sẽ tự hết sau vài ngày nên phụ huynh không cần quá lo lắng.
- Đau đầu, đau cơ khớp, buồn nôn, nôn: Các triệu chứng này khá hiếm gặp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau tiêm 30 phút, phụ huynh nên quan sát các biểu hiện này để kịp thời báo bác sĩ. Ngoài ra, ở nhà cha mẹ nên cho trẻ uống orezol và nước ép hoa quả để bù dịch. Phản vệ Thường xảy ra sau tiêm, thậm chí là 24 tiếng sau tiêm. Biểu hiện là trẻ phát ban, ngứa, buồn nôn, nôn, phù mí mắt, phù mặt, tay chân, nặng hơn là khó thở, loạn nhịp tim. Phụ huynh cần quan sát để báo bác sĩ ngay khi có biểu hiện.
- Viêm cơ tim (tỉ lệ rất thấp) Biểu hiện sau khi tiêm vaccine về trong 3 ngày, con đau ngực trái và đau lan lên cổ, vai trái, cánh tay thì phụ huynh cần đưa trẻ nhập viện để siêu âm tim và làm các Men tim đánh giá tổn thương cơ tim.
Để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho trẻ, khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ sau tiêm vaccine COVID-19 mà phụ huynh nhận ra được thì nên báo ngay cho cơ sở tiêm chủng, nhân viên y tế hoặc cho trẻ đến kiểm tra ngay tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Bài Tuyên truyền về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Đăng lúc: 22/04/2022 10:00:00 (GMT+7)

UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trên địa bàn huyện. Đài truyền thanh xã xin tuyên truyền một số nội dung về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi như sau:

1. Thông tin về tiêm phòng Covid-19 đợt 1 cho trẻ em từ 9 tuổi đến dưới 12 tuổi bằng vaccine Moderna của đơn vị Nga Văn:
- Đối tượng: Là những trẻ em từ 9 tuổi đến dưới 12 tuổi của Trường Tiểu học và THCS Nga Văn – Gồm các khối lớp 4,5,6.
- Thời gian: Ngày 26/4/2022
- Địa điểm: Trường Tiểu học và THCS Nga Văn
2. Những điều cần biết:
Việc tiêm vaccine COVID-19 là vô cùng cần thiết để phòng bệnh cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đặc biệt, những trẻ đã khỏi COVID-19, trẻ có tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mạn tính... cũng nên được tiêm phòng như người lớn và trẻ lớn, tuy nhiên cần chú ý thận trọng. Chỉ khi các cháu thực sự khoẻ mạnh thì các gia đình hãy đưa con đi tiêm chủng. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19, hoặc mệt mỏi... thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm. Các phụ huynh hãy chia sẻ đầy đủ tình trạng sức khoẻ của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Những trẻ có bệnh lý mạn tính nên được tiêm, song một số trẻ đang có bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính đang phải điều trị thì nên trì hoãn tiêm sau và cần tư vấn của nhân viên y tế để được tiến hành tiêm ngay khi có thể. Ở những trẻ có tiền sử dị ứng thì cần được tư vấn, đánh giá của nhân viên y tế, đặc biệt là các bác sĩ Nhi khoa để có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo quyền lợi được tiêm phòng cho các cháu.Những trẻ này khi tiến hành tiêm và sau tiêm nên được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế.Phụ huynh cũng cần theo dõi sát sao trẻ trong những ngày đầu sau tiêm, khi có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường hoặc biểu hiện bệnh cũ nặng lên cần đến bệnh viện khám và đánh giá ngay.
Những trẻ đã khỏi COVID-19 vẫn nên được tiến hành tiêm chủng, tuy nhiên thời điểm phụ thuộc vào từng cháu cụ thể. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau 03 tháng nhiễm COVID-19, trẻ nên được tiêm phòng. Tuy nhiên tùy tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ của trẻ có thể tiến hành sớm hơn, cần phải được tư vấn cụ thể của các nhân viên y tế trong những trường hợp cụ thể.
3. Trước khi thực hiện tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, phụ huynh nên theo dõi, phát hiện các dấu hiệu không bình thường của trẻ như: Sốt, các triệu chứng hô hấp (ho, thở nhanh...), đau đầu, nôn... để thông báo cho cán bộ y tế khi thăm khám, đánh giá cho trẻ em trước khi tiêm. Đặc biệt, những cháu bé có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 và/hoặc kèm theo các triệu chứng hô hấp thì nên theo dõi tiếp tại nhà đề phòng trẻ có nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa phát hiện ra, khi đi tiêm phòng có thể lây nhiễm cho trẻ khác.
4. Trong quá trình tiêm và sau khi tiêm cần theo dõi trẻ tại nơi tiêm. Phụ huynh nên phối hợp với nhân viên y tế, các thầy cô giáo theo dõi tình trạng trẻ, đồng thời động viên trẻ, tránh để trẻ lo lắng, mất bình tĩnh. Theo dõi toàn trạng trẻ sau tiêm như: - Thay đổi về tinh thần (kích thích, vật vã, lo lắng...), - Triệu chứng hô hấp (thở nhanh, khó thở, thở rít...), - Nổi vân tím, - Nổi ban ngoài da, - Vã mồ hôi, - Chân tay ẩm lạnh, - Nôn, đau bụng...
5. Các phản ứng sau tiêm thường gặp
- Trẻ sốt sau khi tiêm vaccine COVID-19: Sau khi tiêm trẻ có thể sốt nhưng đa số là mức độ nhẹ. Ở mức độ này, cha mẹ hạn chế lạm dụng hạ sốt và kháng sinh. Vì sốt là biểu hiện của cơ thể đang chống lại các tác nhân lạ (ở đây là vaccine) để sinh ra kháng thể. Sau này, khi con gặp một tác nhân tương tự, cơ thể đã quen và kháng thể có sẵn này sẽ được huy động để tiêu diệt virus. Lưu ý: Nếu trẻ không sốt không có nghĩa là vaccine không có tác dụng mà do cơ thể trẻ em phản ứng khác nhau với tác nhân gây ra sốt. Nếu trẻ sốt cao trên 38,6 độ C mới sử dụng thuốc hạ sốt.
- Đau tại vị trí tiêm: Tại chỗ tiêm sẽ sưng đau nhẹ, phụ huynh chỉ cần chườm ấm, massage nhẹ nhàng vùng tiêm. Nếu sưng nóng đỏ đau kèm hóa mủ khoảng 3-5 ngày cha mẹ cần quan sát và chụp lại gửi bác sĩ để kiểm tra có áp xe vùng tiêm hay không.
- Sưng hạch ở nách: Trẻ có thể bị sưng hạch ở nách cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác ở cổ, trên xương đòn. Đây là hạch phản ứng viêm, sờ sẽ mềm, sưng đau, hạch sẽ tự hết sau vài ngày nên phụ huynh không cần quá lo lắng.
- Đau đầu, đau cơ khớp, buồn nôn, nôn: Các triệu chứng này khá hiếm gặp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau tiêm 30 phút, phụ huynh nên quan sát các biểu hiện này để kịp thời báo bác sĩ. Ngoài ra, ở nhà cha mẹ nên cho trẻ uống orezol và nước ép hoa quả để bù dịch. Phản vệ Thường xảy ra sau tiêm, thậm chí là 24 tiếng sau tiêm. Biểu hiện là trẻ phát ban, ngứa, buồn nôn, nôn, phù mí mắt, phù mặt, tay chân, nặng hơn là khó thở, loạn nhịp tim. Phụ huynh cần quan sát để báo bác sĩ ngay khi có biểu hiện.
- Viêm cơ tim (tỉ lệ rất thấp) Biểu hiện sau khi tiêm vaccine về trong 3 ngày, con đau ngực trái và đau lan lên cổ, vai trái, cánh tay thì phụ huynh cần đưa trẻ nhập viện để siêu âm tim và làm các Men tim đánh giá tổn thương cơ tim.
Để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho trẻ, khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ sau tiêm vaccine COVID-19 mà phụ huynh nhận ra được thì nên báo ngay cho cơ sở tiêm chủng, nhân viên y tế hoặc cho trẻ đến kiểm tra ngay tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC