Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354684

Bài tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 01/10/2021 09:40:35

Để thực hiện tốt công văn của huyện và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng chống bệnh DTLCP theo quy định tại Luật Thú y trên địa bàn xã , UBND xã khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp cụ thể

Hiện nay, bệnh Dịch tả Châu Phi (DTLCP) trên đàn lợn có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng lây lan rất nhanh, cả nước có 354 ổ dịch tại 120 huyện của 33 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày (giáp ranh với địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 04 tỉnh đang có dịch bệnh DTLCP như Sơn La, Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An). Dự báo trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập,lây lan và bùng phát trên diện rộng là rất cao do một số nguyên nhân sau: Vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh; các hộ chăn nuôi nhập lợn giống để tái đàn không đảm bảo; khi lợn có biểu hiện ốm nhiều hộ dân đã bán chạy, giết mổ, tiêu thụ, xả chất thải ra môi trường; công tác quản lý tái đàn ở nhiều nơi chưa chặt chẽ; đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh…. phương thức vận chuyển, chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học.
huyen-cu-mgar-tap-trung-ngan-chan-dich-ta-lon-chau-phi-tai-phat-1952_20210828_27-200005.jpeg
Ảnh: Cơ quan chức năng huyện Cư M’gar tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh
Nguồn: TD –Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trước tình hình đó, ngày 29/9/2021 Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn đã ban hành Công văn số 2053/UBND- NN, về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn huyện. Để thực hiện tốt công văn của huyện và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng chống bệnh DTLCP theo quy định tại Luật Thú y trên địa bàn xã , UBND xã khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Khi chưa có bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện
1. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn. Chỉ mua giống ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, nâng cấp cải tạo và sửa chữa hạ tầng cơ sở chăn nuôi đảm bảo các yếu tố trong cách ly phòng chống dịch bệnh, chấp hành tiêm phòng vác xin cho đàn lợn theo kế hoạch của UBND huyện. Nghiêm cấm tái đàn ở những hộ không đủ điều kiện, không đảm bảo an toàn sinh học, chấp hành đăng ký kê khai trước khi đưa vào chăn nuôi Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.
3. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Người tiêu dùng không sử dụng thịt và các sản phẩm động động vật khác khi chưa rõ nguồn gốc và không có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan Thú y. Các tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật chỉ được vận chuyển giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật khi có xác nhận của cơ quan Thú y. Việc giết mổ động vật phải thực hiện tại cơ sở giết mổ hoặc điểm giết mổ đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú ý, phải được cán bộ thú ý kiểm soát ; không được giết mổ động vật chết, bị bệnh để chế biến thực phẩm; không kinh doanh bày bán sản phẩm động vật tươi sống trên vỉa hè, chợ cóc không bảo đảm ATTP.
Khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi
1. Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất cứ khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.
2. Thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý khi có dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y, chính quyền địa phương.
3. Trong khi dịch đang diễn ra, người chăn nuôi, người giết mổ, cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn cần áp dụng nghiêm 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt. Trên đây là bài tuyên truyền một số biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Nga Văn

Bài tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Đăng lúc: 01/10/2021 09:40:35 (GMT+7)

Để thực hiện tốt công văn của huyện và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng chống bệnh DTLCP theo quy định tại Luật Thú y trên địa bàn xã , UBND xã khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp cụ thể

Hiện nay, bệnh Dịch tả Châu Phi (DTLCP) trên đàn lợn có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng lây lan rất nhanh, cả nước có 354 ổ dịch tại 120 huyện của 33 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày (giáp ranh với địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 04 tỉnh đang có dịch bệnh DTLCP như Sơn La, Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An). Dự báo trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập,lây lan và bùng phát trên diện rộng là rất cao do một số nguyên nhân sau: Vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh; các hộ chăn nuôi nhập lợn giống để tái đàn không đảm bảo; khi lợn có biểu hiện ốm nhiều hộ dân đã bán chạy, giết mổ, tiêu thụ, xả chất thải ra môi trường; công tác quản lý tái đàn ở nhiều nơi chưa chặt chẽ; đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh…. phương thức vận chuyển, chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học.
huyen-cu-mgar-tap-trung-ngan-chan-dich-ta-lon-chau-phi-tai-phat-1952_20210828_27-200005.jpeg
Ảnh: Cơ quan chức năng huyện Cư M’gar tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh
Nguồn: TD –Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trước tình hình đó, ngày 29/9/2021 Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn đã ban hành Công văn số 2053/UBND- NN, về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn huyện. Để thực hiện tốt công văn của huyện và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp, giải pháp phòng chống bệnh DTLCP theo quy định tại Luật Thú y trên địa bàn xã , UBND xã khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Khi chưa có bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện
1. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn. Chỉ mua giống ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, nâng cấp cải tạo và sửa chữa hạ tầng cơ sở chăn nuôi đảm bảo các yếu tố trong cách ly phòng chống dịch bệnh, chấp hành tiêm phòng vác xin cho đàn lợn theo kế hoạch của UBND huyện. Nghiêm cấm tái đàn ở những hộ không đủ điều kiện, không đảm bảo an toàn sinh học, chấp hành đăng ký kê khai trước khi đưa vào chăn nuôi Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.
3. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Người tiêu dùng không sử dụng thịt và các sản phẩm động động vật khác khi chưa rõ nguồn gốc và không có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan Thú y. Các tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật chỉ được vận chuyển giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật khi có xác nhận của cơ quan Thú y. Việc giết mổ động vật phải thực hiện tại cơ sở giết mổ hoặc điểm giết mổ đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú ý, phải được cán bộ thú ý kiểm soát ; không được giết mổ động vật chết, bị bệnh để chế biến thực phẩm; không kinh doanh bày bán sản phẩm động vật tươi sống trên vỉa hè, chợ cóc không bảo đảm ATTP.
Khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi
1. Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất cứ khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.
2. Thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý khi có dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y, chính quyền địa phương.
3. Trong khi dịch đang diễn ra, người chăn nuôi, người giết mổ, cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn cần áp dụng nghiêm 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt. Trên đây là bài tuyên truyền một số biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Nga Văn
Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC