Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354684

Chính phủ ban hành quy định mới về hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư

Ngày 29/08/2023 00:00:00

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư.
Nghị định này có 4 chương, 25 điều. Cụ thể, chương I (quy định chung); chương II (soạn thảo, công nhận, tạm ngừng thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước); chương III (thực hiện hương ước, quy ước); chương IV (tổ chức thực hiện).
Trong đó, quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư phải bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng. Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.
Về hình thức, hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định. Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt. Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.
Nghị định số 61/2023/NĐ-CP quy định, thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước là UBND cấp xã (trước đây là UBND cấp huyện), đồng thời bổ sung, làm rõ trình tự, thủ tục công nhận, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước để phù hợp với quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đối với hương ước, quy ước đã được phê duyệt hoặc công nhận trước ngày Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP được tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định.
Đối với hương ước, quy ước đã được phê duyệt hoặc công nhận trước ngày Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng không phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP thì cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước mới thay thế trước ngày 31/12/2023.
Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2023 và thay thế Quyết định 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

Chính phủ ban hành quy định mới về hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư

Đăng lúc: 29/08/2023 00:00:00 (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư.
Nghị định này có 4 chương, 25 điều. Cụ thể, chương I (quy định chung); chương II (soạn thảo, công nhận, tạm ngừng thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước); chương III (thực hiện hương ước, quy ước); chương IV (tổ chức thực hiện).
Trong đó, quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư phải bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng. Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.
Về hình thức, hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định. Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt. Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.
Nghị định số 61/2023/NĐ-CP quy định, thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước là UBND cấp xã (trước đây là UBND cấp huyện), đồng thời bổ sung, làm rõ trình tự, thủ tục công nhận, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước để phù hợp với quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đối với hương ước, quy ước đã được phê duyệt hoặc công nhận trước ngày Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP được tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định.
Đối với hương ước, quy ước đã được phê duyệt hoặc công nhận trước ngày Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng không phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP thì cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước mới thay thế trước ngày 31/12/2023.
Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2023 và thay thế Quyết định 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC