Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354684

BÀI TUYÊN TRUYỀN: THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Ngày 17/02/2023 00:00:00


LUẬT
TIẾP CẬN THÔNG TIN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật tiếp cận thông tin.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Thông tinlà tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
2.Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ralà tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
3.Tiếp cận thông tinlà việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
4.Cung cấp thông tinbao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ởkhu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Điều 4. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.
3. Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.
Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.
Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước,ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ củacơ quan nhà nước;tài liệu docơ quan nhà nướcsoạn thảo cho công việc nội bộ.
Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
3.Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quannhà nướcquyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
1. Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
2. Công dân có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấpthông tindo mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mìnhnhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Cơ quan nhà nước trực tiếptổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội,Hội đồng bầu cử quốc giatạo ra và thông tin do mình tạo ra;
b) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
c) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
d) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
e) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
g) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
h) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mìnhnhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
1. Tự do tiếp cận thông tin đượccơ quan nhà nước công khai;
2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân,cơ quan, tổ chức.
4. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi Tiết khoản này.
Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Hội đồng nhân dân giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở địa phương; định kỳ hằng năm, xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
1. Người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối vớicơ quan nhà nước,người có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quannhà nướccung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Luật này áp dụng chung cho việc tiếp cận thông tin của công dân. Trường hợp luật khác có quy định về việc tiếp cận thông tin mà không trái với quy định tại Điều 3 của Luật này thì được thực hiện theo quy định của luật đó.
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củacơ quan nhà nước;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định củacơ quan nhà nướcmà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
d) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm củacơ quan nhà nước;
đ) Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;
e) Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ;
g) Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cưliên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;
h) Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp vàcơ quan nhà nướcđại diện chủ sởhữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
i) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
k) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế docơ quan nhà nướcban hành;
l) Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
m) Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử củacơ quan nhà nướchoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
n) Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
o) Thông tin về thuế, phí, lệ phí;
p) Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sởcơ quan nhà nướcvà các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn củacơ quan nhà nướctheo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân docơ quancó trách nhiệm công khai thông tin xác định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế,cơ quan nhà nướccó trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật,người sinh sống ởkhu vực biên giới, hải đảo, miền núi,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này,cơ quan nhà nướcxác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
4. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin,cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phải công khai thông tin.
1. Trong các thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc củacơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củacơ quan nhà nước;
c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm củacơ quan nhà nước;
d) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
đ) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quannhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
e) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
g) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin;
h) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2. Việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật này có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu đã được nhập vào danh mục và phải xếp loại theo cách thức, hình thức tạo thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; bảo đảm thông tin có thể được lưu trữ điện tử, phải được số hóa trong một thời hạn thích hợp và được để mở cho mọi người tiếp cận; đồng thời, phải kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập dễ dàng từ các hệ thống khác nhau.
4. Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trực thuộc để cập nhật thông tin, tạo thuận lợi cho công dân trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin.
5. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động đăng tải thông tin khác do mình tạo ra trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử.
6.Trường hợp cơ quan nhà nước chưa có cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử, căn cứ vào điều kiện thực tế, có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức thích hợp khác.
1. Cơ quan nhà nướccung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho cơ quan thông tin đại chúng những thông tin theo quy định của pháp luật phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Việc đăng, phát thông tin trên báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí. Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
1. Việc công khai thông tin bằng hình thức đăng Công báo, niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những thông tin được công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại trụ sởcơ quan nhà nướchoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là 30 ngày.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác thìcơ quanđó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình công khai không chính xác thìcơ quanđã công khai thông tin có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thìcơ quantạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầucơ quanđã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
4. Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác thì kiến nghị vớicơ quan đãcông khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị,cơ quanđó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
5. Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó.
1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.
4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở củacơ quan nhà nướcyêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đếncơ quancung cấp thông tin.
2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
c) Hình thức cung cấp thông tin;
d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
1. Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp tại trụ sởcơ quancung cấp thông tin;
b) Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.
2. Cơ quan nhà nướcđược yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng củacơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.
2. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung.
3. Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tếđể in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax(nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
1. Cơ quan nhà nướctừ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặclàm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường củacơ quan;
e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tếđể in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;
b) Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:
a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử;
b) Cung cấp mã truy cập một lần;
c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
3. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
4. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu,cơ quanđã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin,trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghịcơ quantạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin màcơ quancó trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn củacơ quan nhà nướcvà phương tiện thông tin đại chúng.
5. Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từngcơ quan.
1. Cơ quan nhà nướccó trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm:
a) Công khai, cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ; trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin;
c) Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu;
d) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Việc chuyển giao thông tin giữa các hệ thống dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp và quy trình bảo vệ thông tin và bảo vệ các hệ thống quản lý thông tin;
g) Kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
h) Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan;
i) Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất vớicơ quan nhà nướccó thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật này;
k) Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật;
3. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghịcơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin;
c) Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm củacơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
d) Hướng dẫncơ quan, tổ chức, đơn vị, công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin;
e) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
4. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ.
6. Cơ quan nhà nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện cho người yêu cầu trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở; trang bị bảng thông tin hoặc thiết bị khác để công khai thông tin.
1. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Chương III của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Luật này có hiệu lựcthi hànhtừ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi Tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:13/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày23tháng01năm2018
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
1. Nghị định này quy định chi tiếtđiểm b khoản 1 Điều 35về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin;khoản 2 Điều 36về tiếp cận thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp;khoản 4 Điều 24về mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và các biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
2. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
a) Thông quaCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);
b) Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;
c) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;
d) Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;
e) Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.
3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; btrí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.
4. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lậpCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên cácCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.
3. Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình; tạo điều kiện cho người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.
4. Cơ quan cung cấp thông tin bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
5. Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận đầu mối và cán bộ, công chức đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan.
6. Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) được thực hiện trong trường hợp nhiều người trong tổ chức có cùng yêu cầu tiếp cận đối với thông tin giống nhau. Tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cử người đại diện để thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin.
2. Người đại diện có trách nhiệm lập Danh sách những người có cùng yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau, gửi Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin kèm theo Danh sách những người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định.
Danh sách những người yêu cầu cung cấp thông tin phải có đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và lý do, mục đích của từng người yêu cầu.
3. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu cho công dân thông qua tổ chức được thực hiện theo quy định tại Chương III Luật tiếp cận thông tin.
1. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tạiPhụ lụcban hành kèm theo Nghị định này gồm:
a) Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 01ahoặcMẫu số 01b;
b) Mẫu Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 02;
c) Mẫu Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 03;
d) Mẫu Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 04;
đ) Mẫu Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 05.
2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tinthì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan. Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theoMẫu số 06tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đầu mối cung cấp thông tin) lập, cập nhật Danh mục thông tin phải được công khai theoĐiều 17 Luật tiếp cận thông tinvà Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theoĐiều 7 Luật tiếp cận thông tin.
2. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin xác định thông tin thuộc Danh mục thông tin phải được công khai theoĐiều 17 Luật tiếp cận thông tin, Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theoĐiều 7 Luật tiếp cận thông tinvà chuyển đến đầu mối cung cấp thông tin.
3. Danh mục thông tin phải được công khai gồm các nội dung: Tên, số, ký hiệu văn bản, hồ sơ, tài liệu; ngày, tháng, năm tạo ra văn bản, hồ sơ, tài liệu kèm theo hình thức công khai thông tin, thời điểm, thời hạn công khai thông tin (nếu có). Danh mục thông tin phải được công khai được thường xuyên cập nhật theo quy chế của cơ quan.
Trường hợp thông tin đang được công khai tại các cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc đăng tải trênCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin phải được công khai phải kèm theo chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin. Trường hợp thông tin chưa được công khai trênCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử mà đã được số hóa thì phải được đính kèm theo Danh mục thông tin phải được công khai.
Danh mục thông tin phải được công khai được đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Đối với cơ quan chưa cóCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì phải niêm yết Danh mục thông tin phải được công khai tại trụ sở cơ quan hoặc có hình thức công khai khác thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận thông tin.
1. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin rà soát, kiểm tra, xác định nội dung thông tin trong hồ sơ, tài liệu thuộc thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo quy định tạiĐiều 6 và Điều 7 Luật tiếp cận thông tin, trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.
2. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đu mối cung cấp thông tin) kimtra, loại bỏ các nội dung thông tin quy định khoản 1 Điều này trước khi cung cấp.
1. Bố trí người làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
2. Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.
3. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
4. Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về việc cung cấp thông tin của cơ quan mình theo quy định của pháp luật có liên quan; kiến nghị, đề xuất với người đứng đầu cơ quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
5. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan; báo cáo định kỳ và đột xuất tới người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin.
6. Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; trường hợp người yêu cầu không thể viết Phiếu yêu cầu thì giúp điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin, đứng đầu đơn vị được giao đu mối cung cấp thông tin có trách nhiệm bố trí nơi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết khác phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
2. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan;
b) Bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp với hình thức cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của công dân;
c) Sử dụng các biện pháp để tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác;
d) Cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.
1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các biện pháp kỹ thuật nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin; tổ chức số hóa, sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu điện tử, quản lý thông tin, theo dõi việc cung cấp thông tin thông qua Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử để đảm bảo cung cấp thông tin cho công dân thuận lợi, kịp thời, dễ dàng tra cứu.
2. Tùy theo tình hình thực tế, chữ ký số có thể được sử dụng trong các trường hợp thông báo từ chối, gia hạn, thông báo về việc giải quyết yêu cầu tiếp cận thông tin trong trường hợp có yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua mạng điện tử.
1. Cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộcCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để đăng tải Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mi cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
2. Các đơn vị liên quan phụ trách cơ sở dữ liệu của cơ quan có trách nhiệm duy trì, lưu giữ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu và kết nối với Chuyên mục về tiếp cận thông tin để thuận tiện cho việc truy cập thông tin của công dân.
1. Cơ quan cung cấp thông tin thực hiện đy đủ các biện pháp và trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân quy định tạiĐiều 33, Điều 34 Luật tiếp cận thông tinvà các biện pháp thi hành Luật quy định tại Nghị định này; kịp thời ban hành Quy chế cung cấp thông tin của cơ quan theo quy định tạiđiểm h khoản 1 Điều 34 Luật tiếp cận thông tin, trong đó phân cấp, phân công cho các đơn vị, cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin phù hợp với phạm vi, khối lượng thông tin cung cấp của cơ quan và của từng đơn vị.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp việc cung cấp thông tin, tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân;
b) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
c) Tổng hợp tình hình cung cấp thông tin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, báo cáo định kỳ 03 năm hoặc đột xuất với Bộ Tư pháp.
4. Nội dung báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải nêu rõ:
a) Tình hình công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại cơ quan;
b) Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã tiếp nhận; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã được giải quyết; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin bị từ chối; số lượng các vụ khiếu nại, các vụ khởi kiện (nếu có) đã được giải quyết;
c) Những khó khăn, vưng mắc trong việc cung cấp thông tin của cơ quan;
d) Kiến nghị các biện pháp cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
1. Kinh phí thực hiện việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Chi phí tiếp cận thông tin phải được người yêu cầu trả trước khi cung cấp thông tin và phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Việc tiếp cận thông tin được tạo ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật có quy định về việc tiếp cận thông tin ban hành trước ngày Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 3 của Luật này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan
trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).
PC
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số01a
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân
Mẫu số 01b
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp
Mẫu số 02
Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 03
Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 04
Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 05
Thông báo từ chi yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 06
Văn bản chấp thuận
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
Kính gửi:………………………………………………………
1. Họ, tên cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin:………………………………………………..
2. Người đại diện/Người giám hộ1:………………………………………………………………
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu………………………………………………
cấp ngày……./……./…….tại……………………………………………………………………
4. Nơi cư trú2:………………………………………………………………………………………
5. Số điện thoại3……………………………….; Fax………………………;E-mail:……………
6. Tên văn bản/hồ sơ/tài liệu yêu cầu cung cấp:……………………………………………….
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin:…………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu
b) Khác:………..(ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên)
9. Số lượng bản in, sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………
10. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………………
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax):…………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận):………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ):…………………………………………………………………………
11. Văn bản kèm theo (trong trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện):...
NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________
1Theo quy định của bộ luật dân sự về người đại diện, người giám hộ đối với người yêu cầu cung cấp thông tin là người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi…
2Ghi nơi cư trú của người đại diện/người giám hộ.
3Ghi số điện thoại, fax, email của người đại diện/giám hộ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Dành cho công dân yêu cầu cung cp thông tin thông qua tổ chức, đoàn th, doanh nghiệp)
Kính gửi:………………………………………………………………………
1. Tên tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp:………………………………………………………
2. Người đại diện của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp1:…………………………………..
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu……………………………………………..
cấp ngày………../………./……….tại………………………………………………………….
4. Địa chỉ trụ sở của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp:………………………………………
5. Số điện thoại2……………………..;Fax……………….; E-mail:……………………………
6. Tên văn bản/hồ sơ/tài liệu yêu cầu cung cấp:………………………………………………
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin:………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu
b) Khác:………..(ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên)
9. Số lượng bản in, sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………
10. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:……………………………………………….
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax):…………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận):………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ):……………………………………………………………………….
11. Văn bản kèm theo (trong trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện):…………………
NGƯỜI YÊU CẦU3
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________
1Theo quy định của Bộ luật dân sự về người đại diện của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
2Ghi số điện thoại, fax, email của người đại diện yêu cầu cung cấp thông tin.
3Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp đó.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:………………………………………………
Tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của Ông/Bà3:………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu…………………………………………………
cấp ngày………/………./ tại…………………………………………………………………….
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại:…………………..Fax:…………………Email:………………………………….
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:……………………………………………………….
Hình thức cung cấp thông tin:……………………………………………………………………
Văn bản kèm theo Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin gồm4:
1………………………………………………………………………………………………………
2………………………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………………………
Vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu, Quyển số:.../năm………
Số thứ tự…………
NGƯỜI TIẾP NHẬN PHIẾU
(Kývà ghi rõhọ tên)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối
2Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin được lập thành 2 bản; một bản lưu tại cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, một bản giao cho cá nhân, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin.
3Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
4Là những văn bản kèm theo trong trường hợp cung cấp thông tin có điều kiện.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Kính gửi:………………………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:……………………………………………
Nhận được đề nghị của Ông/Bà2:…………………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu……………………………………………….
cấp ngày……/……../ tại……………………………………………………………………….
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………..Fax……………………Email:……………………………
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu như sau:
Hình thức cung cấp thông tin:……………………………………………………………………
Địa điểm cung cấp thông tin (trong trường hợp cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin):…………………………………………………………………………………
Chi phí cung cấp thông tin (nếu có):……………………………………………………………
Phương thức thanh toán (nếu có):………………………………………………………………
Thời hạn thanh toán (nếu có):……………………………………………………………………
Ngày cung cấp thông tin:………………………………………………………………………….
THỦ TRƯỞNG CƠQUAN/ĐƠN VỊ ĐẦU MI CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan/đơn vị đầu mốicung cấp thông tin3)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Kính gửi:……………………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:……………………………………………
Nhận được Phiếu yêu cầu của Ông/Bà2:…………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu………………………………………………………….cấp ngày……../………….. tại………………………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………………..Fax…………………..Email:…………………………..
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Ngày/tháng/năm nhận Phiếu yêu cầu:…………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc gia hạn cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu vì lý do………………………………………………………………
Thời gian gia hạn cung cấp thông tin:……………………………………………………………
Thời gian cung cấp thông tin sau khi gia hạn:…………………………………………………
THỦ TRƯỞNGQUAN/ĐƠN VỊ ĐU MỐI CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin3)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Kính gửi:………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:…………………………………………….
Nhận được Phiếu yêu cầu của Ông/Bà2:………………………………………………………
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu…………………………………………………………cấp ngày…………../……... tại…………………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………..Fax………………….Email:………………………………
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Ngày/tháng/năm nhận Phiếu yêu cầu:…………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu vì lý do………………………………………………………….
THỦ TRƯỞNG CƠQUAN/ĐƠN VỊ ĐU MI CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký, ghi rõhọ tên, đóng dấu cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin3)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
Tên tôi là:………………………………………………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu………………………………………………………….cấp ngày………./………../……….tại……………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………..Fax……………..Email:………………………………………..
Là chủ sở hữu bí mật kinh doanh/Là chủ sở hữu thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân/Là thành viên của gia đình có thông tin liên quan tại văn bản/hồ sơ/tài liệu:………
Đồng ý để Ông/Bà:………………………………………………………………………………
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu…………………………………………………………...cấp ngày………/………./ tại……………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………Email:……………………………………………………….
Được tiếp cận thông tin…………………………………………….tại văn bản/hồ sơ/tài liệu nêu trên.
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(Xác nhận chữ ký của người chấp thuận)
NGƯỜI CHẤP THUẬN
(Kývà ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1.Trường hợp văn bản chấp thuận của tổ chức, doanh nghiệp thì người đại diện ký, đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp đó mà không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

BÀI TUYÊN TRUYỀN: THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Đăng lúc: 17/02/2023 00:00:00 (GMT+7)


LUẬT
TIẾP CẬN THÔNG TIN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật tiếp cận thông tin.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Thông tinlà tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
2.Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ralà tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
3.Tiếp cận thông tinlà việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
4.Cung cấp thông tinbao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ởkhu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Điều 4. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.
3. Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.
Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.
Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước,ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ củacơ quan nhà nước;tài liệu docơ quan nhà nướcsoạn thảo cho công việc nội bộ.
Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
3.Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quannhà nướcquyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
1. Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
2. Công dân có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấpthông tindo mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mìnhnhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Cơ quan nhà nước trực tiếptổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội,Hội đồng bầu cử quốc giatạo ra và thông tin do mình tạo ra;
b) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
c) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
d) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
e) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
g) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
h) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mìnhnhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
1. Tự do tiếp cận thông tin đượccơ quan nhà nước công khai;
2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân,cơ quan, tổ chức.
4. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi Tiết khoản này.
Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Hội đồng nhân dân giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở địa phương; định kỳ hằng năm, xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
1. Người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối vớicơ quan nhà nước,người có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quannhà nướccung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Luật này áp dụng chung cho việc tiếp cận thông tin của công dân. Trường hợp luật khác có quy định về việc tiếp cận thông tin mà không trái với quy định tại Điều 3 của Luật này thì được thực hiện theo quy định của luật đó.
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củacơ quan nhà nước;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định củacơ quan nhà nướcmà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
d) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm củacơ quan nhà nước;
đ) Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;
e) Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ;
g) Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cưliên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;
h) Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp vàcơ quan nhà nướcđại diện chủ sởhữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
i) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
k) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế docơ quan nhà nướcban hành;
l) Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
m) Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử củacơ quan nhà nướchoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
n) Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
o) Thông tin về thuế, phí, lệ phí;
p) Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sởcơ quan nhà nướcvà các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn củacơ quan nhà nướctheo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân docơ quancó trách nhiệm công khai thông tin xác định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế,cơ quan nhà nướccó trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật,người sinh sống ởkhu vực biên giới, hải đảo, miền núi,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này,cơ quan nhà nướcxác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
4. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin,cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phải công khai thông tin.
1. Trong các thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc củacơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củacơ quan nhà nước;
c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm củacơ quan nhà nước;
d) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
đ) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quannhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
e) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
g) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin;
h) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2. Việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật này có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu đã được nhập vào danh mục và phải xếp loại theo cách thức, hình thức tạo thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; bảo đảm thông tin có thể được lưu trữ điện tử, phải được số hóa trong một thời hạn thích hợp và được để mở cho mọi người tiếp cận; đồng thời, phải kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập dễ dàng từ các hệ thống khác nhau.
4. Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trực thuộc để cập nhật thông tin, tạo thuận lợi cho công dân trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin.
5. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động đăng tải thông tin khác do mình tạo ra trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử.
6.Trường hợp cơ quan nhà nước chưa có cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử, căn cứ vào điều kiện thực tế, có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức thích hợp khác.
1. Cơ quan nhà nướccung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho cơ quan thông tin đại chúng những thông tin theo quy định của pháp luật phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Việc đăng, phát thông tin trên báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí. Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
1. Việc công khai thông tin bằng hình thức đăng Công báo, niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những thông tin được công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại trụ sởcơ quan nhà nướchoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là 30 ngày.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác thìcơ quanđó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình công khai không chính xác thìcơ quanđã công khai thông tin có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thìcơ quantạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầucơ quanđã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
4. Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác thì kiến nghị vớicơ quan đãcông khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị,cơ quanđó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
5. Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó.
1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.
4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở củacơ quan nhà nướcyêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đếncơ quancung cấp thông tin.
2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
c) Hình thức cung cấp thông tin;
d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
1. Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp tại trụ sởcơ quancung cấp thông tin;
b) Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.
2. Cơ quan nhà nướcđược yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng củacơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.
2. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung.
3. Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tếđể in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax(nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
1. Cơ quan nhà nướctừ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặclàm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường củacơ quan;
e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tếđể in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;
b) Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:
a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử;
b) Cung cấp mã truy cập một lần;
c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
3. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
4. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu,cơ quanđã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin,trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghịcơ quantạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin màcơ quancó trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn củacơ quan nhà nướcvà phương tiện thông tin đại chúng.
5. Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từngcơ quan.
1. Cơ quan nhà nướccó trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm:
a) Công khai, cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ; trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin;
c) Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu;
d) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Việc chuyển giao thông tin giữa các hệ thống dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp và quy trình bảo vệ thông tin và bảo vệ các hệ thống quản lý thông tin;
g) Kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
h) Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan;
i) Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất vớicơ quan nhà nướccó thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật này;
k) Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật;
3. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghịcơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin;
c) Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm củacơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
d) Hướng dẫncơ quan, tổ chức, đơn vị, công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin;
e) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
4. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ.
6. Cơ quan nhà nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện cho người yêu cầu trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở; trang bị bảng thông tin hoặc thiết bị khác để công khai thông tin.
1. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Chương III của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Luật này có hiệu lựcthi hànhtừ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi Tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:13/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày23tháng01năm2018
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
1. Nghị định này quy định chi tiếtđiểm b khoản 1 Điều 35về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin;khoản 2 Điều 36về tiếp cận thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp;khoản 4 Điều 24về mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và các biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
2. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
a) Thông quaCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);
b) Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;
c) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;
d) Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;
e) Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.
3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; btrí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.
4. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lậpCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên cácCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.
3. Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình; tạo điều kiện cho người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.
4. Cơ quan cung cấp thông tin bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
5. Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận đầu mối và cán bộ, công chức đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan.
6. Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) được thực hiện trong trường hợp nhiều người trong tổ chức có cùng yêu cầu tiếp cận đối với thông tin giống nhau. Tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cử người đại diện để thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin.
2. Người đại diện có trách nhiệm lập Danh sách những người có cùng yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau, gửi Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin kèm theo Danh sách những người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định.
Danh sách những người yêu cầu cung cấp thông tin phải có đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và lý do, mục đích của từng người yêu cầu.
3. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu cho công dân thông qua tổ chức được thực hiện theo quy định tại Chương III Luật tiếp cận thông tin.
1. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tạiPhụ lụcban hành kèm theo Nghị định này gồm:
a) Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 01ahoặcMẫu số 01b;
b) Mẫu Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 02;
c) Mẫu Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 03;
d) Mẫu Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 04;
đ) Mẫu Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin:Mẫu số 05.
2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tinthì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan. Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theoMẫu số 06tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đầu mối cung cấp thông tin) lập, cập nhật Danh mục thông tin phải được công khai theoĐiều 17 Luật tiếp cận thông tinvà Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theoĐiều 7 Luật tiếp cận thông tin.
2. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin xác định thông tin thuộc Danh mục thông tin phải được công khai theoĐiều 17 Luật tiếp cận thông tin, Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theoĐiều 7 Luật tiếp cận thông tinvà chuyển đến đầu mối cung cấp thông tin.
3. Danh mục thông tin phải được công khai gồm các nội dung: Tên, số, ký hiệu văn bản, hồ sơ, tài liệu; ngày, tháng, năm tạo ra văn bản, hồ sơ, tài liệu kèm theo hình thức công khai thông tin, thời điểm, thời hạn công khai thông tin (nếu có). Danh mục thông tin phải được công khai được thường xuyên cập nhật theo quy chế của cơ quan.
Trường hợp thông tin đang được công khai tại các cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc đăng tải trênCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin phải được công khai phải kèm theo chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin. Trường hợp thông tin chưa được công khai trênCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử mà đã được số hóa thì phải được đính kèm theo Danh mục thông tin phải được công khai.
Danh mục thông tin phải được công khai được đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Đối với cơ quan chưa cóCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì phải niêm yết Danh mục thông tin phải được công khai tại trụ sở cơ quan hoặc có hình thức công khai khác thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận thông tin.
1. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin rà soát, kiểm tra, xác định nội dung thông tin trong hồ sơ, tài liệu thuộc thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo quy định tạiĐiều 6 và Điều 7 Luật tiếp cận thông tin, trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.
2. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đu mối cung cấp thông tin) kimtra, loại bỏ các nội dung thông tin quy định khoản 1 Điều này trước khi cung cấp.
1. Bố trí người làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
2. Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.
3. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
4. Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về việc cung cấp thông tin của cơ quan mình theo quy định của pháp luật có liên quan; kiến nghị, đề xuất với người đứng đầu cơ quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
5. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan; báo cáo định kỳ và đột xuất tới người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin.
6. Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; trường hợp người yêu cầu không thể viết Phiếu yêu cầu thì giúp điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin, đứng đầu đơn vị được giao đu mối cung cấp thông tin có trách nhiệm bố trí nơi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết khác phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
2. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan;
b) Bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp với hình thức cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của công dân;
c) Sử dụng các biện pháp để tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác;
d) Cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.
1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các biện pháp kỹ thuật nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin; tổ chức số hóa, sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu điện tử, quản lý thông tin, theo dõi việc cung cấp thông tin thông qua Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử để đảm bảo cung cấp thông tin cho công dân thuận lợi, kịp thời, dễ dàng tra cứu.
2. Tùy theo tình hình thực tế, chữ ký số có thể được sử dụng trong các trường hợp thông báo từ chối, gia hạn, thông báo về việc giải quyết yêu cầu tiếp cận thông tin trong trường hợp có yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua mạng điện tử.
1. Cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộcCổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để đăng tải Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mi cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
2. Các đơn vị liên quan phụ trách cơ sở dữ liệu của cơ quan có trách nhiệm duy trì, lưu giữ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu và kết nối với Chuyên mục về tiếp cận thông tin để thuận tiện cho việc truy cập thông tin của công dân.
1. Cơ quan cung cấp thông tin thực hiện đy đủ các biện pháp và trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân quy định tạiĐiều 33, Điều 34 Luật tiếp cận thông tinvà các biện pháp thi hành Luật quy định tại Nghị định này; kịp thời ban hành Quy chế cung cấp thông tin của cơ quan theo quy định tạiđiểm h khoản 1 Điều 34 Luật tiếp cận thông tin, trong đó phân cấp, phân công cho các đơn vị, cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin phù hợp với phạm vi, khối lượng thông tin cung cấp của cơ quan và của từng đơn vị.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp việc cung cấp thông tin, tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân;
b) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
c) Tổng hợp tình hình cung cấp thông tin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, báo cáo định kỳ 03 năm hoặc đột xuất với Bộ Tư pháp.
4. Nội dung báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải nêu rõ:
a) Tình hình công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại cơ quan;
b) Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã tiếp nhận; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã được giải quyết; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin bị từ chối; số lượng các vụ khiếu nại, các vụ khởi kiện (nếu có) đã được giải quyết;
c) Những khó khăn, vưng mắc trong việc cung cấp thông tin của cơ quan;
d) Kiến nghị các biện pháp cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
1. Kinh phí thực hiện việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Chi phí tiếp cận thông tin phải được người yêu cầu trả trước khi cung cấp thông tin và phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Việc tiếp cận thông tin được tạo ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật có quy định về việc tiếp cận thông tin ban hành trước ngày Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 3 của Luật này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan
trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).
PC
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số01a
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân
Mẫu số 01b
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp
Mẫu số 02
Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 03
Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 04
Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 05
Thông báo từ chi yêu cầu cung cấp thông tin
Mẫu số 06
Văn bản chấp thuận
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
Kính gửi:………………………………………………………
1. Họ, tên cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin:………………………………………………..
2. Người đại diện/Người giám hộ1:………………………………………………………………
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu………………………………………………
cấp ngày……./……./…….tại……………………………………………………………………
4. Nơi cư trú2:………………………………………………………………………………………
5. Số điện thoại3……………………………….; Fax………………………;E-mail:……………
6. Tên văn bản/hồ sơ/tài liệu yêu cầu cung cấp:……………………………………………….
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin:…………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu
b) Khác:………..(ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên)
9. Số lượng bản in, sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………
10. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………………
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax):…………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận):………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ):…………………………………………………………………………
11. Văn bản kèm theo (trong trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện):...
NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________
1Theo quy định của bộ luật dân sự về người đại diện, người giám hộ đối với người yêu cầu cung cấp thông tin là người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi…
2Ghi nơi cư trú của người đại diện/người giám hộ.
3Ghi số điện thoại, fax, email của người đại diện/giám hộ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Dành cho công dân yêu cầu cung cp thông tin thông qua tổ chức, đoàn th, doanh nghiệp)
Kính gửi:………………………………………………………………………
1. Tên tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp:………………………………………………………
2. Người đại diện của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp1:…………………………………..
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu……………………………………………..
cấp ngày………../………./……….tại………………………………………………………….
4. Địa chỉ trụ sở của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp:………………………………………
5. Số điện thoại2……………………..;Fax……………….; E-mail:……………………………
6. Tên văn bản/hồ sơ/tài liệu yêu cầu cung cấp:………………………………………………
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin:………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu
b) Khác:………..(ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên)
9. Số lượng bản in, sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………
10. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:……………………………………………….
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax):…………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận):………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ):……………………………………………………………………….
11. Văn bản kèm theo (trong trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện):…………………
NGƯỜI YÊU CẦU3
(Ký, ghi rõ họ tên)
_______________
1Theo quy định của Bộ luật dân sự về người đại diện của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
2Ghi số điện thoại, fax, email của người đại diện yêu cầu cung cấp thông tin.
3Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp đó.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:………………………………………………
Tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của Ông/Bà3:………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu…………………………………………………
cấp ngày………/………./ tại…………………………………………………………………….
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại:…………………..Fax:…………………Email:………………………………….
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:……………………………………………………….
Hình thức cung cấp thông tin:……………………………………………………………………
Văn bản kèm theo Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin gồm4:
1………………………………………………………………………………………………………
2………………………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………………………
Vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu, Quyển số:.../năm………
Số thứ tự…………
NGƯỜI TIẾP NHẬN PHIẾU
(Kývà ghi rõhọ tên)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối
2Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin được lập thành 2 bản; một bản lưu tại cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, một bản giao cho cá nhân, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin.
3Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
4Là những văn bản kèm theo trong trường hợp cung cấp thông tin có điều kiện.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Kính gửi:………………………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:……………………………………………
Nhận được đề nghị của Ông/Bà2:…………………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu……………………………………………….
cấp ngày……/……../ tại……………………………………………………………………….
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………..Fax……………………Email:……………………………
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu như sau:
Hình thức cung cấp thông tin:……………………………………………………………………
Địa điểm cung cấp thông tin (trong trường hợp cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin):…………………………………………………………………………………
Chi phí cung cấp thông tin (nếu có):……………………………………………………………
Phương thức thanh toán (nếu có):………………………………………………………………
Thời hạn thanh toán (nếu có):……………………………………………………………………
Ngày cung cấp thông tin:………………………………………………………………………….
THỦ TRƯỞNG CƠQUAN/ĐƠN VỊ ĐẦU MI CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan/đơn vị đầu mốicung cấp thông tin3)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Kính gửi:……………………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:……………………………………………
Nhận được Phiếu yêu cầu của Ông/Bà2:…………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu………………………………………………………….cấp ngày……../………….. tại………………………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………………..Fax…………………..Email:…………………………..
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Ngày/tháng/năm nhận Phiếu yêu cầu:…………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc gia hạn cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu vì lý do………………………………………………………………
Thời gian gia hạn cung cấp thông tin:……………………………………………………………
Thời gian cung cấp thông tin sau khi gia hạn:…………………………………………………
THỦ TRƯỞNGQUAN/ĐƠN VỊ ĐU MỐI CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin3)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
TÊN CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI1

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……../………
…………, ngày…………tháng……..năm………
Kính gửi:………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:…………………………………………….
Nhận được Phiếu yêu cầu của Ông/Bà2:………………………………………………………
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu…………………………………………………………cấp ngày…………../……... tại…………………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………..Fax………………….Email:………………………………
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Ngày/tháng/năm nhận Phiếu yêu cầu:…………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu vì lý do………………………………………………………….
THỦ TRƯỞNG CƠQUAN/ĐƠN VỊ ĐU MI CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký, ghi rõhọ tên, đóng dấu cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin3)
_______________
1Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
Tên tôi là:………………………………………………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu………………………………………………………….cấp ngày………./………../……….tại……………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………..Fax……………..Email:………………………………………..
Là chủ sở hữu bí mật kinh doanh/Là chủ sở hữu thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân/Là thành viên của gia đình có thông tin liên quan tại văn bản/hồ sơ/tài liệu:………
Đồng ý để Ông/Bà:………………………………………………………………………………
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hchiếu…………………………………………………………...cấp ngày………/………./ tại……………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………Email:……………………………………………………….
Được tiếp cận thông tin…………………………………………….tại văn bản/hồ sơ/tài liệu nêu trên.
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(Xác nhận chữ ký của người chấp thuận)
NGƯỜI CHẤP THUẬN
(Kývà ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1.Trường hợp văn bản chấp thuận của tổ chức, doanh nghiệp thì người đại diện ký, đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp đó mà không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC