Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
354684

Điều kiện bảo đảm ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ

Ngày 24/11/2023 00:00:00

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền quản lý Bộ Công Thương phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP tại Ủy ban Quận/huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó đang hoạt động.
Ngày 31/12/2015, Bộ Công Thương đã ban hànhThông tư số 57/2015/TT-BCTcó hiệu lực thực thi kể từ ngày 15/4/2016Quy định điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Theo đó,Hộ kinh doanh nhỏ lẻ thuộc các đối tượng đăng ký kinhdoanh(đăng ký hộ kinh doanh)phải được cấp “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP”theo quy định, còn đối vớicơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻkhông thuộc diện phải đăng ký kinh doanh phải thực hiện cam kết đảm bảo an toàn thực phẩmtại UBND Quận, huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó đang hoạt động.
Để giúp chủ kinh doanh thực hiện đúng mọi quy định của Bộ Công Thương, FOSI sẽ tóm tắt một số yêu cầu cơ bản về nhữngđiều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻnhư sau:
Điều kiện chung:
-Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về ATTP (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chính mình và những người tham gia trực tiếp sx của cơ sở định kỳ ít nhất 01 lần/năm tại các cơ sở y tế cấp quận/huyên trở lên. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở bắt buộc phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất sản thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.
Điều kiện đối với khu vực sản xuất thực phẩm:
- Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại những địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm hóa chất độc hại, bụi, không bị ảnh hưởng bởi động vật, vi sinh vật,côn trùng gây hại và có khoảng cách an toàn với những nguồn gây ô nhiễm khác.
- Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm cần phải được bố trí theo nguyên tắc, quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
- Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị thấm nước, bị dột, rêu mốc và đọng nước.
Điều kiện đối với nguyên liệu, chất phụ gia thực phẩm, hỗ trợ chế biến thực phẩm, và nước sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Nguyên liệu sử dụng để sản xuất chế biến thực phẩm phải bảo đảm: Có nguồn gốc xuất xứ, lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán đảm bảo truy xuất được nguồn gốc. Được bảo quản phù hợp với mọi điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp. Không được để chung với những loại hàng hóa, hóa chất và vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hay không bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho sản thực phẩm phải thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định Bộ Y tế.
- Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất và chế biến thực phẩm phù hợp với QCVN 01:2009/BYT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
Điều kiện đối với chất thải rắn, và nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn; Dụng cụ thu gom chất thải rắn phải làm bằng vật liệu phù hợp, và được vệ sinh thường xuyên
- Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại, và chứa đựng trong thùng có nắp đậy kín hay khu vực tập kết chất thải theo đúng quy định bảo vệ môi trường của địa phương.
- Nước thải của cơ sở phải đảm bảo tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo quy định bảo vệ môi trường của địa phương.
Điều kiện trong bảo quản và lưu giữ thực phẩm:
Khu vực bảo quản, và lưu giữ thực phẩm phải bảo đảm:
- Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, ánh sáng và các yếu tố bảo đảm ATTP khác theo quy định và yêu cầu đối với bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.
- Có biện pháp và dụng cụ chống côn trùng, động vật gây hại.
- Sản phẩm thực phẩm không được để chung với các nhóm hàng hóa, hóa chất, vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hay không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều kiện trong vận chuyển thực phẩm:
- Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện , phương thức, điều kiện bảo quản, quản lý ATTP của sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm thực phẩm trong khu vực sản xuất.
- Không vận chuyển thực phẩm cùng những loại vật tư, nguyên liệu,và hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thuộc diện đăng ký kinh doanh:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP để sản xuất thực phẩm
- Giấy xác nhận kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở, và của người trực tiếp sản xuất.

Điều kiện bảo đảm ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ

Đăng lúc: 24/11/2023 00:00:00 (GMT+7)

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền quản lý Bộ Công Thương phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP tại Ủy ban Quận/huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó đang hoạt động.
Ngày 31/12/2015, Bộ Công Thương đã ban hànhThông tư số 57/2015/TT-BCTcó hiệu lực thực thi kể từ ngày 15/4/2016Quy định điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Theo đó,Hộ kinh doanh nhỏ lẻ thuộc các đối tượng đăng ký kinhdoanh(đăng ký hộ kinh doanh)phải được cấp “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP”theo quy định, còn đối vớicơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻkhông thuộc diện phải đăng ký kinh doanh phải thực hiện cam kết đảm bảo an toàn thực phẩmtại UBND Quận, huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó đang hoạt động.
Để giúp chủ kinh doanh thực hiện đúng mọi quy định của Bộ Công Thương, FOSI sẽ tóm tắt một số yêu cầu cơ bản về nhữngđiều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻnhư sau:
Điều kiện chung:
-Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về ATTP (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chính mình và những người tham gia trực tiếp sx của cơ sở định kỳ ít nhất 01 lần/năm tại các cơ sở y tế cấp quận/huyên trở lên. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở bắt buộc phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất sản thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.
Điều kiện đối với khu vực sản xuất thực phẩm:
- Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại những địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm hóa chất độc hại, bụi, không bị ảnh hưởng bởi động vật, vi sinh vật,côn trùng gây hại và có khoảng cách an toàn với những nguồn gây ô nhiễm khác.
- Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm cần phải được bố trí theo nguyên tắc, quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
- Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị thấm nước, bị dột, rêu mốc và đọng nước.
Điều kiện đối với nguyên liệu, chất phụ gia thực phẩm, hỗ trợ chế biến thực phẩm, và nước sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Nguyên liệu sử dụng để sản xuất chế biến thực phẩm phải bảo đảm: Có nguồn gốc xuất xứ, lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán đảm bảo truy xuất được nguồn gốc. Được bảo quản phù hợp với mọi điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp. Không được để chung với những loại hàng hóa, hóa chất và vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hay không bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho sản thực phẩm phải thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định Bộ Y tế.
- Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất và chế biến thực phẩm phù hợp với QCVN 01:2009/BYT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
Điều kiện đối với chất thải rắn, và nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn; Dụng cụ thu gom chất thải rắn phải làm bằng vật liệu phù hợp, và được vệ sinh thường xuyên
- Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại, và chứa đựng trong thùng có nắp đậy kín hay khu vực tập kết chất thải theo đúng quy định bảo vệ môi trường của địa phương.
- Nước thải của cơ sở phải đảm bảo tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo quy định bảo vệ môi trường của địa phương.
Điều kiện trong bảo quản và lưu giữ thực phẩm:
Khu vực bảo quản, và lưu giữ thực phẩm phải bảo đảm:
- Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, ánh sáng và các yếu tố bảo đảm ATTP khác theo quy định và yêu cầu đối với bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.
- Có biện pháp và dụng cụ chống côn trùng, động vật gây hại.
- Sản phẩm thực phẩm không được để chung với các nhóm hàng hóa, hóa chất, vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hay không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều kiện trong vận chuyển thực phẩm:
- Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện , phương thức, điều kiện bảo quản, quản lý ATTP của sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm thực phẩm trong khu vực sản xuất.
- Không vận chuyển thực phẩm cùng những loại vật tư, nguyên liệu,và hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thuộc diện đăng ký kinh doanh:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP để sản xuất thực phẩm
- Giấy xác nhận kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở, và của người trực tiếp sản xuất.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC